Mẹ Bầu Bị Trĩ Có Sinh Thường Được Không?
Tại sao bà bầu dễ bị trĩ?
Phụ nữ khi mang thai mắc chiếm khoảng hơn 50% ở Việt Nam (theo thống kê của Bộ Y tế năm 2024). Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình mang thai, lượng máu tuần hoàn trong cơ thể mẹ tăng tỉ lệ thuận theo sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, trọng lượng túi nước ối tăng dần tạo áp lực đè lên các tĩnh mạch vùng chậu. Hậu quả là làm cho các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức làm hình thành các búi trĩ và sa ra ngoài (đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kì).
Đặc biệt , khi mang bầu sẽ kích thích nội tiết tố sinh dục nữ progesterone tăng làm giãn các cơ ruột, ảnh hưởng đến sự co bóp của nhu động ruột khiến bà bầu dễ bị táo bón, lâu dài sẽ chuyển sang trĩ. Khi thai phát triển to vừa gây tăng áp lực trong ổ bụng, vừa gây chèn ép lên các mạch máu ở vùng sàn chậu khiến máu khó lưu thông, gây sưng và dẫn đến trĩ.
Ngoài ra, một số thai phụ đẻ thường nên bị rạch tầng sinh môn, khi khâu tầng sinh môn có thể bị khâu chít một số mạch máu ở hậu môn, nên một thời gian sau rất dễ bị trĩ. Lần sinh thường đầu tiên bắt buộc phải rặn mạnh, người mẹ lấy hết sức lực đẩy thai ra ngoài, điều này làm trĩ nặng thêm. Khi các cơ vòng chưa kịp hồi phục mà người mẹ lại mang thai lần 2 sẽ khiến tình trạng giãn cơ nặng hơn nên trĩ càng nặng.
Bị trĩ có thai được không?
Nếu mang thai rất dễ bị bệnh trĩ, vậy nếu mắc bệnh trĩ từ trước, thì có thai được không? Hậu môn là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp khi bệnh nhân bị trĩ, không phải là âm đạo. Vì thế, việc quan hệ tình dục và có thai không tác động trực tiếp đến búi trĩ, bạn hoàn toàn vẫn có thai được khi bị trĩ. Tuy nhiên, do hai vùng này rất gần nhau nên cũng có ảnh hưởng đến nhau.
Bệnh trĩ khiến hậu môn tiết ra nhiều chất nhầy dính liên tục. Từ đó làm toàn bộ vùng hậu môn và búi trĩ bị ẩm ướt và gây ra tình trạng viêm nhiễm khuẩn búi trĩ. Mặt khác, các búi trĩ thường xuyên phải tiếp xúc với các chất đào thải và môi trường trong nhà vệ sinh khiến tỉ lệ nhiễm khuẩn búi trĩ càng tăng cao. Khi hậu môn bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn thì các tác nhân gây bệnh có thể lây lan sang vùng âm đạo. Hoặc khi búi trĩ bị nhiễm khuẩn nặng, bị hoại t 7917; và lây lan hoại tử hậu môn, lan rộng sang vùng âm đạo, nếu không được điều trị kịp thời.
Sa nghẹt hậu môn là hiện tượng các búi trĩ có kích thước lớn chèn vào ống hậu môn gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ hậu môn khiến người bệnh đi đại tiện rất khó khăn; hoặc không thể đi đại tiện. Người bị sa nghẹt hậu môn rất dễ gặp tình trạng nhiễm khuẩn búi trĩ. Tác hại của nhiễm khuẩn búi trĩ đến vùng âm đạo đã được phân tích ở trên.
Tắc mạch trĩ (hay còn gọi là nhồi máu trĩ) là tình trạng mạng lưới mạch máu ở lòng búi trĩ bị chèn ép, phá vỡ. Từ đó làm hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu của búi trĩ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tắc mạch trĩ có thể gây hoại tử búi trĩ và các vùng xung quanh như vùng âm đạo.
Tóm lại, người bệnh trĩ vẫn có thể mang thai bình thường, nhưng nếu tình trạng bệnh trĩ quá nặng, bạn nên chữa bệnh trĩ trước để tránh các biến chứng nặng hơn của bệnh trĩ trong thai kì.
Bị trĩ trước khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
Chưa có bằng chứng nào cho thấy ảnh hưởng của bệnh trĩ lên thai nhi. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, tình trạng bệnh trĩ sẽ nặng hơn trong thai kì, sức khoẻ của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy thai nhi cũng bị tác động gián tiếp. Ví dụ khi mắc bệnh trĩ, một trong những triệu chứng thường gặp nhất là chảy máu, nếu chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu làm suy giảm sức khỏe. Khi có thai, bản chất cơ thể người phụ nữ đã có hiện tượng thiếu máu sinh lý do h 891;ng cầu loãng hơn người bình thường. Nếu kèm theo bị thiếu máu vì trĩ sẽ làm suy giảm sức khỏe thai phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến em bé dễ sinh nhẹ cân.
Vì thế, cùng với việc khi có thai, bạn phải đi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nên tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ trong thai kỳ tốt như ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín, tránh ngồi xổm và không ăn những gia vị cay nóng quá, không làm việc nặng nhọc khi mang thai. Tóm lại, bị trĩ trước khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi nếu như bà bầu có lộ trình điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Vì vậy, khi bị trĩ trước khi mang thai, bạn không nên suy nghĩ nhiều dẫn tới căng thẳng, stress ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả hai mẹ con.
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Đây là câu hỏi băn khoăn của hầu hết các bà bầu bị mắc bệnh trĩ. Vậy bà bầu bị bệnh trĩ nên sinh mổ hay sinh thường?
Theo các chuyên gia Y tế, nhìn chung thì Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng mức độ trĩ hiện tại nặng hay nhẹ và sức khỏe của bà bầu tốt hay không từ đó bác sĩ đưa ra lời khuyên bà bầu bị trĩ có sinh thường được không.
bà bầu có sức khỏe ổn định thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, đẻ thường vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp làm các búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn và cũng có thể bị nhiễm trùng hoặc một số tổn thương khác. Điều này gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài cho bà bầu sau sinh.
các (có thể không co vào trong hậu môn được nữa) đi kèm với hiện tượng chảy máu thì các mẹ bầu nên tìm hiểu phương pháp sinh mổ. Bởi vì khi đẻ thường, bà bầu phải mất sức rặn nhiều để sinh con. Điều này khiến cho các tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, búi trĩ sa ra ngoài nhiều và dễ gây biến chứng bệnh trĩ. Chưa kể tới trường hợp: mẹ bầu sẽ bị mất rất nhiều máu từ búi trĩ chảy ra ngoài gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong quá trình "vượt cạn".
Vì vậy, trước khi quyết định sinh thường hay sinh mổ, các mẹ bầu cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu kĩ thông tin, các mặt lợi, hại của 2 cách này, đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có lựa chọn an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Bà bầu bị trĩ phải làm sao?
- Khi đi vệ sinh cố gắng không rặn, không ngồi quá lâu gây áp lực hậu môn.
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày để hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh táo bón.
- Ngâm phần dưới cơ thể trong nước nóng từ 10 - 15 phút một vài lần mỗi ngày giúp mang lại cảm giác thư thái, kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn hoặc cũng có thể sử dụng túi nước đá chườm lên vùng cần giảm sưng và khó chịu.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện. Nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi, không màu để tránh làm tổn thương hậu môn, có thể dùng khăn ướt thay cho giấy vệ sinh.
- Hạn chế ngồi quá lâu, khi nằm nên nằm nghiêng về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nằm nghiêng sang trái tốt nhất để giảm máu ứ tại vùng chậu và hậu môn.
- Có chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và đồng thời tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ để phòng chống bệnh táo bón - nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ.
- Tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu một chỗ khiến búi trĩ lòi ra ngoài. Nên vận động thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các bài thuốc dân gian ngâm rửa, điều trị bệnh trĩ hàng ngày từ bên ngoài như: chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, lá bỏng, cây hoa thiên lí...
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Nếu bạn bị đau hay chảy máu nhiều, lựa chọn một số loại có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi khó chịu, đồng thời do tác dụng tại chỗ nên an toàn cho bà bầu và thai nhi.
Trong trường hợp bà bầu bị trĩ sưng quá to, gây đau đớn, không thể đại tiện được lúc này cần sự can thiệp của phẫu thuật. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh mới có thể tiến hành cắt trĩ, bởi phải chờ cho các mô cơ ở hậu môn trở lại bình thường. Lúc này, bác sĩ sẽ giúp đánh giá mức độ trĩ và chọn phương pháp điều trị thích hợp. Ngoại trừ một số trường hợp, cần xử trí búi trĩ trước khi sinh hoặc ngay khi sinh, trư 899;c một quyết định đối với người bệnh, bác sĩ đều phải cân nhắc những lợi ích và nguy cơ cụ thể như:
- : Đây là trường hợp cần phẫu thuật cấp cứu, cắt trĩ. Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai chỉ nên thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ. Gây tê tại chỗ có thể xử lý tốt trĩ tắc mạch và không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Không được gây tê tủy sống vì có thể gây nên những ảnh hưởng đối với thai nhi và có thể gây sảy thai hoặc gây đẻ non. Trường hợp này, bác sĩ sản khoa và bác sĩ ngoại tiêu hóa cần phải hội chẩn và đưa ra biện pháp tốt nhất cho bệnh nhân.
- Đây là trĩ giai đoạn nặng, cần sử dụng các thuốc co mạch, tăng sức bền thành mạch như Daflon (Thuốc này chưa có ghi nhận gây ảnh hưởng trên thai nhi, được phép dùng cho bà bầu); thuốc giảm đau, cầm máu; hướng dẫn bệnh nhân ngâm nước ấm; ngâm nước bồ kết... để giúp co búi trĩ, cầm máu. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ xử lý búi trĩ cho bệnh nhân sau.
Với câu hỏi "bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?" của bạn, chúng tôi xin gửi tới bạn câu trả lời như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích đến bạn và chúng bạn mẹ tròn con vuông trong 2 tháng sắp tới.
là gel bôi trĩ với thành phần được chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-5 tuýp) để búi Trĩ co dần lên.
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro
- Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.
- Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân.
- Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.
- Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài tư vấn 1800 6293.(miễn cước gọi)
➤ Người mắc Trĩ nội, Trĩ ngoại, Trĩ hỗn hợp...
➤ Nứt kẽ hậu môn
➤ Người hay bị đau rát hậu môn, chảy máu khi đi vệ sinh
➤ Dùng được cho cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em
Bôi trực tiếp lên phần bị viêm, sưng hoặc bôi lên vùng da ở hậu môn. Khi bị Trĩ, táo bón, đau rát, nứt kẽ hậu môn dùng ngày 2 lần.
Rửa sạch tay và vùng da hậu môn bằng nước muối pha loãng (hoặc dùng nước muối sinh lý thì càng tốt).
Trong mỗi hộp Cotripro Gel, ngoài tuýp Gel bôi thì đều kèm theo một túi găng ngón tay cao su. Mỗi lần sử dụng bạn đeo 1 chiếc găng cao su rồi kéo đến hết chiều dài ngón tay.
Bóp 1 lượng Gel vừa đủ lên đầu ngón tay đã đeo găng cao su.
Xoa đều Gel lên vùng da hậu môn đang bị sưng, đau rát. Đối với Trĩ nội, bôi nhẹ nhàng vào cả phía lòng ống hậu môn, cách rìa hậu môn 1-2cm. Chờ 5-10 phút cho gel khô hẳn là được. Ngày bôi 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.